Các tác giả mới cần chú ý kiểm tra để tránh các tạp chí không uy tín bằng cách sử dụng trang web https://beallslist.weebly.com/

Quy trình thẩm định có thể thực hiện qua 10 bước, tuy nhiên những bước này có thể khác nhau giữa các tạp chí.

Bước 1.Nộp bài (Submission of Paper)

Tác giả cần đọc kĩ các yêu cầu nộp bài của tạp chí mà mình chọn. Thông thường là qua một hệ thống trực tuyến.

Bước 2 Thẩm định bước đầu (Editorial Office Assessment)

Tạp chí kiểm tra hình thức trình bày, bố cục, biểu bảng, hình ảnh, số liệu, trích dẫn tài liệu tham khảo…của bài viết đúng theo quy định của tạp chí.

Bước 3 Thẩm định của ban biên tập (Appraisal by the Editor-in-Chief (EIC)

Tạp chí kiểm tra mức độ phù hợp chủ đề bài viết với tạp chí, về phương pháp nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu có tính mới hay không, nếu không có thể bị từ chối ngay bước này.

Bước 4 Gửi bài báo đến Editors (EIC Assigns an Associate Editor (AE)

Nếu bài báo phù hợp với mục tiêu yêu cầu của tạp chí, trình bày đúng quy định. Bài báo sẽ được chuyển tới Associate Editors để biên tập và thẩm định

Bước 5  Gửi lời mời đến phản biện (Invitation to Reviewers)

Ban biên tập, gửi lời mời đến các nhà phản biện phù hợp với chuyên môn.

Bước 6 Phản biện phản hồi về lời mời (Response to Invitations)

Các nhà phản biện xem xét lời mời để phản biện các bài báo thuộc lĩnh vực chuyên môn. Họ có thể chấp nhận hoặc từ chối hoặc đề nghị những người đánh giá khác

Bước 7 Tiến hành thẩm định (Review is Conducted)

Người phản biện tiếp cận bài báo (thường là hai phản biện). Họ có thể yêu cầu giải trình hoặc bổ sung những nội dung, những điểm chưa rõ trong bài viết, họ cũng đặt ra những câu hỏi yêu cầu các tác giả giải trình làm rõ những thông tin, số liệu, cách tính toán số liệu, những lập luận mà chưa rõ. Tác giả bài viết có nhiệm vụ giải trình chi tiết những yêu cầu của cả hai phản biện. Sau mỗi lần giải trình, từng phản biện sẽ lại xem xét lại tổng thể, có thể tiếp tục đưa ra những câu hỏi, những vấn đề hay những thông tin, bằng chứng, dữ liệu chưa thống nhất. Quá trình giải trình này chỉ dừng lại  khi phản biện hài lòng với những bằng chứng minh bạch, những lập luận có căn cứ khoa học của tác giả, để tổng thể bài công bố đạt chất lượng và đáp ứng tiêu chí của mỗi tạp chí

Bước 8 Tạp chí thẩm định các nhận xét (Journal Evaluates the Reviews)

Biên tập xem xét tất cả các bài đánh giá trả lại, trước khi đưa ra quyết định tổng thể. Nếu các bài đánh giá khác nhau, Ban biên tập có thể mời thêm người đánh giá để có thêm ý kiến ​​trước khi đưa ra quyết định.

Bước 9 Quyết định được thông báo (The Decision is Communicated)

Biên tập viên gửi email quyết định đến tác giả về các ý kiến của phản biện và Ban Biên tập tạp chí.

Bước 10 Các bước tiếp theo (Next Steps)

Nếu được chấp nhận, bài báo được gửi đến nhà xuất bản để xuất bản. Nếu bài viết bị từ chối hoặc gửi lại tiếp tục chỉnh sửa, biên tập xử lý giai đoạn này.

Nguồn: https://authorservices.wiley.com/Reviewers/journal-reviewers/what-is-peer-review/the-peer-review-process.html

Nguồn:  https://media.wiley.com/assets/7320/70/peer_review_variables_diagram.png

Nguồn: https://www.elsevier.com/reviewers/what-is-peer-review

 

Thông thường, đối với những bài báo gửi đăng trên các tạp chí uy tín trong hệ thống ISI hay Scopus, thời gian phản biện có thể kéo dài từ 6 tháng đến hơn 1 năm.

Một số lý do cơ bản khiến bài viết bị từ chối công bố trên tạp chí quốc tế là:

- Thiếu vấn đề mới

- Phương pháp nghiên cứu thiếu thuyết phục, không khoa học

- Hình thức trình bày và phân tích dữ liệu không phù hợp với tạp chí

- Nội dung bài viết không phù hợp với tạp chí

NHÓM NGÀNH: NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC

NHÓM NGÀNH: HÓA SINH

NHÓM NGÀNH: HÓA HỌC - KỸ THUẬT HÓA HỌC

NHÓM NGÀNH: KỸ THUẬT – KHOA HỌC VẬT LIỆU

NHÓM NGÀNH: VẬT LÝ

NHÓM NGÀNH: MÔI TRƯỜNG

NHÓM NGÀNH: KINH DOANH - QUẢN TRỊ - KẾ TOÁN

NHÓM NGÀNH: KINH TẾ – KINH TẾ LƯỢNG – TÀI CHÍNH

NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC MÁY TÍNH

NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC XÃ HỘI

NHÓM NGÀNH: NHÂN VĂN – NGHỆ THUẬT

Để công trình nghiên cứu được công bố trên các tạp chí uy tín trong và ngoài nước thì việc tìm hiểu danh mục tạp chí khoa học được công nhận và đặc biệt là các tạp chí quốc tế rất quan trọng.

Danh sách các tạp chí quốc tế thuộc nhóm SCI (Science Citation Index)

http://www.thomsonscientific.com/cgi-bin/jrnlst/jlresults.cgi?PC=K

Danh sách các tạp chí quốc tế thuộc nhóm SCIE (Science Citation Index Expanded)

http://www.thomsonscientific.com/cgi-bin/jrnlst/jlresults.cgi?PC=D

Danh sách các tạp chí quốc tế thuộc nhóm Khoa học xã hội SSCI (Social Sciences Citation Index)

http://www.thomsonscientific.com/cgi-bin/jrnlst/jlresults.cgi?PC=J

Danh sách các tạp chí quốc tế thuộc nhóm Nghệ thuật và Nhân văn A&HCI (Arts and Humanities Citation Index)

http://ip-science.thomsonreuters.com/cgi-bin/jrnlst/jlresults.cgi?PC=H

Danh sách các tạp chí thuộc SCOPUS:

http://www.scimagojr.com/hoặc

https://www.elsevier.com/solutions/scopus/content

 

Sự ảnh của tạp chí thường căn cứ vào chỉ số tác động IF (Impact Factor), lượt xem/tải tạp chí, và phân nhóm các tạp chí ở các mức độ cao thấp khác nhau. Các tác giả khi tìm hiểu về công bố quốc tế biết về mã số ISSN, danh mục Scopus và ISI, chỉ số tác động và số lần trích dẫn (citation index).

Năm 2005, Jorge Hirsch đã đề nghị một chỉ số mới nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng tích lũy của một nhà khoa học lấy tên là H-index. Chỉ số H được tính toán dựa trên số công trình công bố và số lần trích dẫn. Chỉ số H của một nhà khoa học là H công trình trong số N công trình của nhà khoa học đó được trích dẫn ít nhất là H lần, và (N-H) được trích dẫn dưới H lần.

Ví dụ: Một nhà khoa học có chỉ số H = 50, nghĩa là “Nhà khoa học có ít nhất 50 công trình nghiên cứu, mỗi công trình được trích dẫn ít nhất là 50 lần.”

Ngày nay, các cơ quan quản lý khoa học ở châu ÂU, châu Mỹ, châu Úc đều sử dụng chỉ số H làm cơ sở cho đề bạt, cấp tài trợ và đánh giá thành công của một nhà khoa học hay một nhóm nghiên cứu.